Hỗ trợ trực tuyến
PCCC.TS - Le Hoa
PCCC.TS - Le Hoa
PCCC.TS - Le Hoa
PCCC Tran Sang
PCCC Tran Sang
PCCC Tran Sang
PCCC Tran Dinh Sang
PCCC Tran Dinh Sang
PCCC Tran Dinh Sang
Cty PCCC Tran Sang
Cty PCCC Tran Sang
Cty PCCC Tran Sang
PCCCTRANSANG
PCCCTRANSANG
Messenger
Messenger
Messenger
Tìm kiếm
Liên kết website
pccctransang.com-25
PCCCTranSang.com - 01
PCCCTranSang.com - 03
pccctransang.com-22
PCCCTranSang.com - 06
Pccctransang.com-17
PCCCTranSang.com - 02
PCCCTranSang.com - 08
PCCCTranSang.com - 07
PCCCTranSang.com - 05
Pccctransang.com-14
Pccctransang.com-13
pccctransang.com-26
PCCCTranSang.com - 09
Pccctransang.com-15
Pccctransang.com-18
PCCCTranSang.com - 10
pccctransang.com-28
pccctransang.com-27
pccctransang.com-21
Pccctransang.com-12
Pccctransang.com-23
Pccctransang.com-11
Pccctransang.com-19
PCCCTranSang.com - 04
Pccctransang.com-16
 

Tiêu chuẩn Luật PCCC

Giải pháp chống sét trực tiếp và lan truyền
Sét là một hiện tượng tự nhiên mang nguồn điện hàng ngàn Vôn rất nguy hiểm cho con người và công trình cở sở vật chất, nhất là các khu công nghiệp có nhiều nhà xưởng, nhà máy. Vì thế, trang bị một hệ thống chống sét an toàn sẽ giúp bạn đảm bảo được hệ thống luôn vận hành trơn tru, không thiệt hại về người, tài sản và vật chất.
13/06/2020 | Xem chi tiết »
Đuối nước: 6 bước sơ cấp cứu ban đầu
Đuối nước hay ngạt nước là nguyên nhân thường gặp và quan trọng nhất gây tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới. Mặt khác, đuối nước cũng có thể gặp ở người trưởng thành. Vì vậy, việc trang bị các kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu đuối nước là điều cần thiết cho mỗi người chúng ta!
1. Tìm kiếm sự trợ giúp
KÊU CỨU luôn là điều đầu tiên luôn phải nhớ khi xử trí bất kỳ tình huống khẩn cấp nào.

– Hãy yêu cầu sự trợ giúp nếu thấy nhân viên bảo hộ. Nếu không, hãy nhờ những người nào xung quanh gọi Cấp cứu 115 trong khi bạn xử lý tình huống.

– Nếu chỉ có một mình bạn, hãy lần lượt thực hiện các bước dưới đây.

đuối nước
Hãy luôn nhớ gọi Cấp cứu 115 trước khi bắt đầu các bước sơ cấp cứu đuối nước!
2. Đưa nạn nhân ra khỏi nước
– Tiếp cận, đưa nạn nhân ra khỏi càng sớm càng tốt. Tốt nhất nếu được, hãy dùng tàu, thuyền,.. và chú ý đến sự an toàn của chính bạn.

– Đưa nạn nhân nằm trên mặt phẳng hoặc vùng đất bằng phẳng.

– Cần lưu ý:

Cố định cột sống cổ nếu như nạn nhân có dấu hiệu chẩn thương cột sống cổ. Ví dụ như trong trường hợp té ngã, trượt nước, có vết thương vùng cổ,…
Không nên xốc nước, vì xốc nước không có hiệu quả trong hồi sức. Đồng thời sẽ làm mất thời gian quý báu để hồi sức nạn nhân.
Không nên hơ lửa, vì có thể gây dãn mạch, tụt huyết áp.
Không làm thủ thuật Hemlich hoặc bất cứ các thủ thuật khác nhằm lấy nước ra khỏi phổi. Các cách này đều không hiệu quả và chỉ làm chậm trễ quá trình hồi sức.
đuối nước
Đưa nạn nhân ra khỏi nước một cách an toàn nhất có thể!
3. Lay gọi nạn nhân
– Hãy thử lay gọi nạn nhân bằng các cách sau:

Lay mạnh hai vai và gọi tên nạn nhân.
Bấm mạnh các đầu ngón tay nạn nhân.
Day mạnh trên vùng xương ức giữa ngực nạn nhân.
– Nếu nạn nhân tỉnh lại hãy nhanh chóng cho nạn nhân thay quần áo ấm và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

– Nếu nạn nhân vẫn không tỉnh lại, ngay lập tức thực hiện các bước dưới đây.

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề cấp cứu: Dị vật đường thở và cách xử trí

4. Kiểm tra nhịp thở của nạn nhân
– Hãy tiến hành kiểm tra nhịp thở nạn nhân bằng cách:

Áp sát tai của bạn vào mũi và miệng nạn nhân, cảm nhận hơi thở.
Nhìn sự di động lên xuống của lồng ngực.
– Nếu nạn nhân vẫn thở bình thường, tiến hành kiếm tra mạch.

– Nếu nạn nhân không còn thở:

Kiểm tra đường thở của nạn nhân. Với nạn nhân đang nằm ngửa, cho ngửa đầu về sau, nâng cằm. Quan sát trong miệng, họng và mũi nạn nhân có dị vật hay không. Nếu có, hãy nghiêng đầu (nghiêng toàn bộ người nếu nạn nhân có chấn thương cổ) về một phía. Cố gắng dùng tay của bạn, lấy sạch dị vật trong miệng, họng và mũi nạn nhân. Hãy làm thông thoáng đường thở nhất có thể!
Tiến hành hà hơi thổi ngạt 5 lần. Cho nạn nhân trở về tư thế nằm ngửa, đầu ngửa về sau, nâng cằm. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay còn lại mở to miệng nạn nhân. Hít một hơi bình thường, đặt miệng bạn khớp với miệng nạn nhân, càng kín càng tốt. Sau đó, thở ra trong 2 giây và quan sát lồng ngực nạn nhân nâng lên là hiệu quả. Tiếp tục lặp lại động tác 5 lần, sau đó kiểm tra mạch.
đuối nước
Tư thế hà hơi thổi ngạt đúng cách
5. Kiểm tra mạch của nạn nhân
– Kiểm tra mạch của nạn nhân. Đặt 3 ngón tay giữa của bạn vào vùng 2 bên cổ, ngay phía dưới cằm để kiểm tra động mạch cảnh của nạn nhân. Kiểm tra trong vòng 10 giây.

– Nếu nạn nhân có mạch bình thường, tiếp tục lặp lại hà hơi thổi ngạt cho đến khi nạn nhân thở trở lại bình thường hoặc đến khi có nhân viên cấp cứu hỗ trợ. Kiểm tra lại mạch mỗi 5 phút.

– Nếu nạn nhân không có mạch:

Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực.
Đảm bảo đã đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng.
Người sơ cứu nên đứng dạng 2 chân 2 bên người bệnh, mặt hướng về phía người bệnh.
Đặt lòng bàn tay thuận trên điểm giữa ngực, ngang núm vú hoặc cách mũi ức khoảng 2 ngón tay, tay nọ đặt trên tay kia, các ngón tay đan nhau.
Động tác ép tim tiến hành theo chiều thẳng đứng, 2 tay chống ép thẳng bằng trọng lượng cơ thể. Biên độ ép xuống mỗi lần khoảng 4-5 cm. Sau khi ép xuống cần thả ra để thời gian để tim giãn nở. Ép tim với tần số 80 – 100 lần/phút.
Riêng đối với trẻ sơ sinh, chỉ ép tim bằng 2 ngón tay, ép sâu khoảng 2-3 cm.
Hai động tác ép tim và hà hơi thổi ngạt phải thực hiện xen kẽ nhau. Cứ 30 lần ép tim, thì 2 lần thổi ngạt.
Thực hiện đến khi nạn nhân thở và có mạch lại bình thường. Kiểm tra lại nhịp thở và mạch mỗi 5 phút.
>> Xem thêm: Đo huyết áp tại nhà thế nào cho đúng

– Lưu ý, trong quá trình ép tim và hà hơi thổi ngạt, nạn nhân có thể ói. Nếu nạn nhân ói, nghiêng nạn nhân sang một bên, lấy chất ói bằng ngón tay.

đuối nước
Tiến hành hà hơi thổi ngạt và ép tim nạn nhân đuối nước sớm nhất có thể!
6. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
– Ngay khi nạn nhân tỉnh lại hoặc thở và có mạch lại bình thường, thay quần áo ấm và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

– Cần ghi chú lại các thông tin sau đây:

Nạn nhân chìm trong nước bao lâu? Môi trường nước như thế nào (nước mặn, nước ngọt, đầm lầy, bùn,..)?
Nạn nhân có té ngã, hay chấn thương trước đó không?
Thời gian nạn nhân ngưng thở, không có mạch là bao lâu?
Trên đây, bài viết đã cung cấp một cách dễ hiểu và khá đầy đủ về các bước xử trí khi gặp một trường hợp đuối nước. Trên thực tế, các tình huống có thể phức tạp hơn. Vì vậy, hãy đọc đi đọc lại nhiều lần, ghi chú để ghi nhớ được các bước đơn giản được nêu trên. Đừng ngại ngần cùng Youmed tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về sơ cấp cứu cơ bản trong các tình huống khẩn cấp khác, bạn nhé!
12/06/2020 | Xem chi tiết »
Cách thoát hiểm trong đám cháy nhiều khói
Một nguyên tắc thoát nạn rất quan trọng khi xảy ra trong đám cháy có nhiều khói là phải hết sức bình tĩnh, nhận định hướng khói và phải cúi thấp người khi di chuyển vì khói luôn luôn bay lên cao. Đôi lúc, người phải bò dưới sàn khi lượng khói tập trung nhiều để khỏi bị ngạt.



Để chống nhiễm khói, mọi người cần lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở hoặc có thể sử dụng mặt nạ chống khói khi được trang bị. Khi muốn thoát ra khỏi đám lửa, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng, mũi, phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy thoát nhanh ra ngoài qua đám lửa để tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.



Thực tế, nghẹt thở vì khói là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao và nhanh hơn là bị phỏng và chết cháy. Vì vậy, hãy di tản nhanh chóng ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt.

– Trong quá trình thoát nạn ra ngoài, nên báo cho những người xung quanh biết và nên đóng các cửa trên đường lan truyền để giới hạn sự lan tràn của lửa và khói.

– Không sử dụng thang máy làm thang thoát nạn vì sự cố cháy nổ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thang máy. Do đó chỉ sử dụng cầu thang bộ để thoát ra.

– Có thể giúp đỡ những người xung quanh thoát nạn ra ngoài an toàn khi bản thân có đủ sức khỏe và tỉnh táo. Không nên giúp đỡ người khác thoát nạn khi bản thân cũng đang bị khói, lửa đe dọa đến tính mạng.

– Khi sinh sống, làm việc, sinh hoạt trong tòa nhà phải để ý các đường lối, sơ đồ thoát nạn. Điểm này có thể sẽ giúp ích rất tốt, cứu mạng con người khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

– Khi thoát nạn ra ngoài an toàn nên tập trung ở một nơi và kiểm tra lại danh sách xem còn có người bị kẹt lại trong đám cháy không, từ đó có các biện pháp cứu người bị kẹt trong đám cháy ra ngoài an toàn.

– Trong quá trình thoát nạn phải tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn của người chỉ huy hoặc nhân viên hướng dẫn thoát nạn của tòa nhà.

– Một yếu tố quan trọng để con người sống sót khi hỏa hoạn xảy ra là phải thật sự bình tĩnh và nhanh nhẹn thực hiện theo đúng phương pháp, kỹ năng thoát nạn.

– Khi bị kẹt trong đám cháy, khói của đám cháy đang tràn vào từ các cửa và hành lang, mọi người phải nằm xuống sàn nhà cách nơi khói đang tràn vào càng xa càng tốt, dùng khăn thấm nước che mặt, đóng hết các cửa lớn và cửa sổ lại để cô lập đám cháy. Nếu có khói lửa đang lan đến gần, phải dùng vải, quần áo chèn vào các khe hở để không có khói, lửa tràn nhanh vào nhà sau khi sử dụng bình chữa cháy cố gắng khống chế đám cháy.

– Khi thoát ra ngoài cửa sổ hay hành lang phải dùng mọi cách cố làm cho nhân viên chữa cháy để ý nhận ra bằng cách vẫy tay, la hét.

– Nếu thấy an toàn để thoát thân và có một cửa lớn đang đóng, trước khi thoát ra bằng lối đó phải kiểm tra độ nóng của cửa bằng cách đặt mu bàn tay lên cửa. Không mở cửa nếu thấy cửa ấm hoặc nóng. Nếu thấy cửa không bị tác động nhiệt thì mở cửa từ từ và đè sát người vào cửa. Nếu thấy có lửa và khói phía bên kia thì đóng lại ngay lập tức đồng thời chèn kỹ các khe hở không cho khói, lửa lan vào phòng. Nếu không có lửa và khói tiến đến thì nhanh chóng thoát ra ngoài đồng thời đóng cửa lại nhưng không được khóa cửa. Trên đường thoát nạn tìm mọi cách báo động cho mọi người cùng thoát nạn an toàn.

– Khi bị lửa làm cháy quần áo, phải ngưng chuyển động, che mặt nếu có thể, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm. Không được nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động.

– Khi thấy người khác bị cháy, hãy giúp người đó dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại. Dùng chăn, mền, quần áo choàng lên người để dập tắt lửa.

– Khi gặp người bị ngạt, ngất, bỏng phải tổ chức sơ cấp cứu ban đầu trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện.

– Báo cháy kịp thời cho cơ quan Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 để được hỗ trợ trong công tác thoát nạn, cứu nạn khi có người bị kẹt trong đám cháy.
12/06/2020 | Xem chi tiết »
Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy
Bộ Tài chính ban hành Thông tư Số: 227/2016/TT-BTC

1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy.

2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy, tổ chức thu phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy.

2. Người nộp phí

Tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy phải nộp phí theo quy định tại Thông tư này.

3. Tổ chức thu phí

Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (trực thuộc Bộ Công an), Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy cấp tỉnh và các đơn vị được Bộ Công an cho phép kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy là tổ chức thu phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy.
12/06/2020 | Xem chi tiết »
QUY ĐỊNH VỀ TRANG PHỤC CHỮA CHÁY
Số: 48/2015/TT-BCA
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2015

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TRANG PHỤC CHỮA CHÁY CỦA LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHUYÊN NGÀNH
Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về trang phục chữa cháy của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
Chương I
24/03/2016 | Xem chi tiết »
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bình chữa cháy
Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình cứu hỏa (chữa cháy) dạng bột và bình chữa cháy khí CO2.
Ở bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ tới quý khách những thông tin cần biết về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của 2 loại bình chữa cháy (cứu hỏa) thông dụng nhất hiện nay là bình cứu hỏa dạng bột và bình cứu hỏa CO2. Với mong muốn người dùng và quý khách hiểu rõ hơn về sản phẩm để có cho mình những lựa chọn tốt cũng như bảo vệ an tòan phòng cháy chữa cháy mọi lúc mọi nơi khi không may xảy ra cháy nổ.
11/09/2015 | Xem chi tiết »
Bình cứu hỏa – Một trong số trang thiết bị không thể thiếu !
Hiện nay, bình cứu hỏa là thiết bị phòng cháy chữa cháy không còn xa lạ. Bởi có rất nhiều công ty cung cấp bình cứu hỏa, thiết bị phòng cháy chữa cháy đồng thời chúng ta cũng nhận thức được sự hữu dụng cũng như tầm quan trọng của bình cứu hỏa.
11/09/2015 | Xem chi tiết »
Nguyên lý hoạt động của hệ thống thiết bị báo cháy
Đầu báo lửa (Flame Detector):
11/09/2015 | Xem chi tiết »
Thực hiện chỉ thị 06/2015/CT-UBND
Thực hiện chỉ thị 06/2015/CT-UBND của UBND Thành phố về việc triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy
19/04/2015 | Xem chi tiết »
Hướng dẫn lập trình trung tâm NETWORX4
CÁC CHỨC NĂNG TRÊN BẢNG HIỆN THỊ VÀ ĐIỀU KHIỂN
11/04/2015 | Xem chi tiết »
Hướng dẫn sử dụng máy bơm chữa cháy Diesel
Máy bơm chữa cháy Diesel phù hợp các công trình cao ốc văn phòng, chung cư cao tầng, nhà máy công nghiệp, kho xăng dầu, kho hàng hóa, sân bay, bến cảng, bệnh viện, trường học …
08/04/2015 | Xem chi tiết »
Luật số 27/2001/QH10 của Quốc hội : Luật Phòng cháy và Chữa cháy
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội;
18/12/2014 | Xem chi tiết »
Phân cấp thẩm duyệt về PCCC giữa các cơ quan
Theo khoản 5, mục IV Thông tư số 04/2004/TT-BCA của Bộ Công an quy định phân cấp thẩm duyệt về PCCC như sau:
18/12/2014 | Xem chi tiết »
Cách sử dụng bình chữa cháy khí an toàn và hiệu quả
Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 55 độ C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.
18/12/2014 | Xem chi tiết »
Cách sử dụng bình chữa cháy bột an toàn và hiệu quả
Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong) . Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun . Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
18/12/2014 | Xem chi tiết »
Nội quy Phòng cháy chữa cháy đối với tòa nhà
Trường hợp sửa chữa văn phòng cần sử dụng các dụng cụ dễ gây cháy như: Máy hàn , hàn hơi thì phải thông báo cho tổ bảo vệ cắt người trực.
18/12/2014 | Xem chi tiết »