Máy bơm Diesel được thiết kế, sản xuất phục vụ cho công tác chữa cháy chuyên nghiệp. Trước khi lắp đặt và vận hành máy bơm, vui lòng tham khảo đầy đủ thông tin liên quan nhằm giúp bạn hiểu rõ phương pháp lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng máy bơm Diesel. Máy bơm chữa cháy Diesel phù hợp các công trình cao ốc văn phòng, chung cư cao tầng, nhà máy công nghiệp, kho xăng dầu, kho hàng hóa, sân bay, bến cảng, bệnh viện, trường học … II- PHƯƠNG PHÁP LẮP ĐẶT MÁY BƠM DIESEL 1. Vận chuyển Khi nâng máy vận chuyển phải sử dụng dây cáp chịu lực tải trọng tối thiểu gấp 2 lần trọng tải của máy bơm móc vào 2 ống thép đường kính tối thiểu 40mm xuyên qua 4 lỗ ở chân đế máy, sau đó dùng cần cẩu có tải trọng thích hợp để nâng và di chuyển máy bơm đến nơi lắp đặt. Khi nâng máy bơm, điểm nâng luôn luôn ở phía trên điểm trọng tâm của máy và các thiết bị nâng phải bảo đảm an toàn trong quá trình nâng hạ máy. Dùng các vật liệu mềm lót lên thành máy bơm nhằm tránh việc dây cáp làm trầy xước hư hỏng thành máy bơm, 2. Vị trí lắp đặt máy bơm diesel Lắp đặt máy bơm Diesel chọn vị trí gần hồ nước cứu hỏa để bơm hút nước được dễ dàng. Vị trí lắp đặt máy bơm Diesel phải thuận tiện cho việc thao tác, vận hành, bảo dưỡng trong quá trình sử dụng. Tham khảo kích thước và khoảng cách ô thông gió . 3. Nền bệ máy bơm diesel Nền bệ lắp đặt máy bơm diesel sử dụng Bê tông mác 300 gia cường thép chịu lực bên trong, nhằm bảo đảm độ bền vững và chịu được tải trọng máy bơm khi đặt lên trên nền bệ, kích thước nền bệ L1862mmxW1085mmxH100mm 4. Bulon cố định chân máy bơm diesel – Kích thước tổng thể của máy bơm Diesel: L1500 x W760 x H900 (mm). – Dùng 4 cục cao su chịu lực chống rung và khoan lỗ xuống nền bê tông dùng 4 con bulon nở Hilti số hiệu HASM 16×120/5/25 xiết cố định bộ chân máy bơm diesel với nền bê tông, 5. Ống hút và ống đẩy nước Khi lắp đặt đường ống hút, ống đẩy của máy bơm chữa cháy phải lắp đặt các thiết bị theo thứ tự và vị trí như hình vẽ, bao gồm Van 1 chiều, Ống mồi nước, Van chặn, Bộ giảm chấn, đầu ống hút phải gắn bộ lọc rác để ngăn rác từ đáy hồ nước đi vào đầu bơm gây hư hỏng cánh bơm nước. Khoảng cách tối thiểu của bộ lọc rác tới đáy hồ nước là 300 mm Khoảng cách tối thiểu của bộ lọc rác tới thành hồ nước là 400 mm Chiều sâu từ bộ lọc rác tới đầu bơm không được lớn hơn 4500 mm Khoảng cách A = 300mm Khoảng cách B = 250mm Khoảng cách C = 300mm Khoảng cách D = 300mm Khoảng cách E = 250mm Khoảng cách F = 250mm Khoảng cách G = 250mm Chú ý: Các điểm nối liên kết trên ống hút, ống đẩy phải bảo đảm kín không bị rò rỉ và phải thử áp lực kín trước khi kết nối vào máy bơm. Vị trí gắn ống mồi nước phải nằm ở vị trí dễ nhận biết, thuận tiện cho việc thường xuyên kiểm tra nguồn nước đầu vào của máy bơm. 6. Ống bô thổi khí thải Trường hợp ống bô thổi khí thải được bố trí hướng ra ngoài trời thì tại đầu cuối của ống phải làm nón che để tránh nước mưa có thể lọt vào trong máy theo đường ống bô. Nếu ống bô được bố trí trong nhà đặt máy bơm thì chú ý tới hướng thổi gió và vị trí người đứng thao tác điều khiển vận hành nhằm giảm bớt ảnh hưởng của khói trong quá trình vận hành máy bơm diesel. III- VẬN HÀNH MÁY BƠM DIESEL 1. Chuẩn bị a. Nhiên liệu và dầu bôi trơn – Kiểm tra và đổ đầu dầu diesel vào bình nhiên liệu trước khi khởi động máy bơm diesel, mở van dầu đưa nhiên liệu vào động cơ. – Kiểm tra nhớt bôi trơn trong động cơ còn nằm trong giới hạn cho phép không, nếu không đạt yêu cầu phải bổ sung hoặc thay thế. – Kiểm tra, lau chùi sạch sẽ hệ thống dây dẫn điện không để dính dầu nhớt. b. Bình điện ác quy – Kiểm tra dung dịch axit điện phân trong bình ác quy, nếu dưới mức LOWER thì bổ sung thêm cho đủ. – Kiểm tra 2 cọc tiếp xúc giữa dây dẫn từ động cơ đến bình ác quy. c. Két nước giải nhiệt – Kiểm tra lượng nước trong két nước giải nhiệt, nếu thiếu phải bổ sung thêm. – Kiểm tra dây cu-roa truyền chuyển động giữa trục động cơ với motor bơm nước làm mát motor phát điện, nếu dây cu-roa trùng quá 10mm thì phải tăng đơ vừa đủ độ căng cho phép. 2. Bộ điều khiển máy bơm diesel 1. Battery Voltage : Đồng hồ hiển thị điện thế bình ác quy 2. Engine Oil : Đồng hồ hiển thị nhiệt độ dầu bôi trơn 3. Engine Temperatuer : Đồng hồ hiển thị nhiệt độ nước giải nhiệt máy 4. Engine Running : Đèn báo máy bơm ở trạng thái hoạt động 5. Emergency Stop : Nút nhấn dừng khẩn cấp 6. Warm-up : Vị trí xông béc dầu 7. Engine Stop : Vị trí dừng máy bơm cứu hỏa 8. Engine Start : Vị trí khởi động máy bơm cứu hỏa 3. Khởi động máy bơm – Vặn chìa khóa sang vị trí tay trái (Warm-up) giữ đề xông nóng béc dầu trong thời gian từ 5-10 giây. – Vặn chìa khóa sang vị trí tay phải (Engine Start) để khởi động máy bơm. – Tốc độ của bơm chữa cháy được chỉnh ở mức độ trung bình. Nếu khách hàng muốn điều chỉnh tốc độ cao hơn nhằm hạn đạt lưu lượng phù hợp thì có thể điều chỉnh tăng giảm cần ga trên bộ điều tiết name trên bộ bơm dầu. 4. Dừng máy bơm – Vặn khóa về vị trí Engine Stop để tắt hoặc dừng động cơ. – Trong trường hợp dùng máy bơm khẩn cấp nhấn nút Emergency Stop IV- BẢO TRÌ VÀ BẢO DƯỠNG Định kỳ bảo dưỡng máy bơm chữa chay 03 tháng/lần và thực hiện các công việc cơ bản như sau: 1. Kiểm tra bộ lọc gió – Dùng vải lau sạch thân trong của bình lọc gió. – Dùng máy nén khí thổi từ trong ra ngoài làm sạch bộ lọc bụi. Chú ý không dùng khí nén có áp lực cao hơn 5bar. – Nếu dầu nhớt hoặc bụi bám vào lọc gió mà không làm sạch bằng máy nén khí được thì ngâm lọc gió trong nước xà bông khoảng 15 phút sau đó rửa bừng nước sạch nhiều lần và sấy khô. – Thay thế lọc gió sau 12 tháng sử dụng. 2. Nhiên liệu Diesel và bộ lọc nhiên liệu – Nhiên liệu diesel thường xuyên được kiểm tra và bổ sung đầy đủ trước khi vận hành máy. – Không sử dụng các loại nhiên liệu khác như xăng, dầu hôi cho loại máy dầu diesel. – Kiểm tra ống dẫn dầu nhiên liệu từ bồn dầu vào máy sau 50 giờ hoạt động liên tục. – Thay thế bộ lọc dầu số hiệu Filter 26300-42040 hoặc KFO-0024 sau 100 giờ hoạt động liên tục. 3. Dầu nhớt bôi trơn – Kiểm tra lượng dầu bôi trơn theo mức quy định trên thước đo nhớt trước khi khởi động máy bơm diesel. – Nếu thước đo chỉ thị dưới mức thấp thì bổ sung thêm nhớt tới mức quy định. Nếu nhớt bôi trơn máy bị đen, đổ nhớt kém không đạt yêu cầu phải thay thế nhớt mới có độ nhớt 40. – Thay nhớt bôi trơn và bộ lọc nhớt theo định kỳ hoặc 50 giờ hoạt động liên tục. 4. Nước giải nhiệt – Sử dụng nước sạch pha chung với 2 lon hóa chất chống ăn mòn két nước tên hiệu T-Tech Radiator Coolant không dùng nước dơ bẩn hoặc nước biển cho công việc làm mát, giải nhiệt. – Kiểm tra lượng nước làm mát giải nhiệt trước khi khởi động máy và sau mỗi lần hoạt động. 5. Két nước giải nhiệt – Định kỳ 3 tháng dùng nước sạch áp lực nhẹ để phun rửa sạch các chất bụi bẩn bám trên cánh lá tản nhiệt. – Định kỳ 3 tháng kiểm tra kỹ tôn bộ thân két nước, đường ống tản nhiệt. Nếu phát hiện dầu nứt chảy nước, căng phồng hoặc các dấu hiệu bất thường khác phải thay thế sửa chữa kịp thời. – Dùng nước áp lực nhẹ phun sạch cánh lá tản nhiệt. – Kiểm tra dây cu-roa kéo cánh quạt gió tản nhiệt xem có bị rạn nứt hư hoảng, nên thay cu-roa mới nếu có hiện tượng nêu trên. – Điều chỉnh độ căng dây cu-roa cánh quạt, độ co giãn trong khoảng 7 – 10 mm. – Kiểm tra và thay thế các ống cao su dẫn nước làm mát sau 12 tháng sử dụng. 10 6. Bình ác quy điện – Kiểm tra 2 cọc tiếp điểm nối điện của bình ác quy phải đảm bảo chắc chắn. Nếu điểm tiếp xúc không tốt sẽ gây nẹc điện, gây nên cháy nổ, hư hỏng động cơ. – Kiểm tra mực axit trong bình luôn nằm trên mức LOWER, nếu nằm dưới mức LOWER phải bổ sung thêm dung dịch axit lỏng hoặc nước cất tinh khiết, không sử dụng nước ngọt sinh hoạt thông thường. – Khi bảo trì dùng dấy nhám vệ sinh chà sạch cọc tiếp xúc tình điện ác quy. – Khi gắn bộ nạp điện cho bình ác quy phải chú ý nối đúng cực dương (+) của bình với cực dương (+) của thiết bị sạc và cực âm (-) của bình với cực âm (-) của thiết bị sạc. Nếu gắn sai sẽ gây cháy nổ hư hỏng máy bơm. – Trong quá trình máy bơm đang vận hành tuyệt đối không được tháo dây dẫn điện ra khỏi bình ác quy.
|